Tin tức / Thông tin về ngành gỗ
6 Tháng Chín, 2024

Doanh nghiệp gặp khó khăn khi cước vận tải biển tăng đột biến

Từ cuối tháng 5 đến nay, giá cước tàu vận chuyển đường biển liên tục biến động, tăng gấp 2-3 lần so với hồi quý I/2024. Hiện nay, cước hàng đi từ TP Hồ Chí Minh đến Mỹ loại container 40 feet đã tăng lên 7.000 USD, trong khi hồi đầu năm, giá cước chỉ neo ở mức hơn 3.000 USD. Giá cước tàu tăng tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Trong 6 tháng vừa qua, một loạt các thị trường nhập khẩu gỗ lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu  u (EU) và Hàn Quốc đều có tăng trưởng khá. Tuy nhiên, cước vận tải biển gia tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Có thể thấy trong biểu đồ dưới đây về Tổng số đơn hàng xuất khẩu plywood của Việt Nam theo ;tháng từ đầu năm 2022 đến T6/2024, số lượng đơn đặt hàng trong T6/24 giảm so với T5/24, ngược lại với xu hướng của năm 2022 và 2023.

Điều này đã gây thiệt hại lớn doanh nghiệp trong nước do sản phẩm gỗ là sản phẩm cồng kềnh chi phí vận tải biển lớn. Không chỉ cước phí tăng cao, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc thiếu tàu biển và container rỗng để vận chuyển hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu thậm chí rất khó khăn để hàng được vận chuyển đi, khiến phụ phí tại các cảng biển cũng tăng lên đáng kể.

So sánh giá cước kết nối Việt Nam, Đông Nam Á sang châu  u hay Bờ Đông, Bờ Tây nước Mỹ hiện nay đã lên cao bằng giai đoạn dịch Covid-19. Nguyên nhân là do ảnh hưởng xung đột địa chính trị trên thế giới, tình hình bất ổn ở Biển Đỏ làm cho các hãng tàu mẹ thay đổi hành trình. Thay vì đi  trực tiếp qua kênh Suez thì lại phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng làm cho cung đường tăng lên khoảng hơn 8.000 hải lý và thời gian kéo dài đến 2 – 3 tuần.

Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu trên thế giới tranh thủ xuất khẩu và nhập khẩu nhiều mặt hàng trước quyết định tăng thuế của Mỹ và châu  u từ 1/8, làm cho nhu cầu vận chuyển tăng lên, gây tắc nghẽn cục bộ. Điều này khiến cho kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung bị động và phát sinh thêm nhiều khoản phụ phí từ các hãng tàu đưa ra. Có trường hợp doanh nghiệp đã giao hàng lên tàu 2 tuần mới nhận được đề nghị tăng phụ phí, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Chưa kể, từ việc tăng thời gian vận chuyển cũng kéo theo tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng, tắc nghẽn tại cảng ảnh hưởng đáng kể đến thời gian giao, nhận hàng của nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

Để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, các chi cục hàng hải tăng cường giám sát giá dịch vụ tại cảng biển và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình tắc nghẽn tại các bến cảng và tình hình cung cấp vỏ container phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, các doanh nghiệp cảng biển phối hợp cùng các doanh nghiệp logistics cũng đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhằm tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển,  đẩy mạnh tốc độ giải phóng hàng hóa tại cảng, giảm thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền hàng hóa thông qua cảng biển.

Kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm, với sự đồng hành của Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp logistics, vận tải và sản xuất trong việc điều chỉnh lại kế hoạch vận chuyển thì giá cước vận tải biển và các chi phí gián tiếp đang dần xu hướng giảm xuống.

Giá cước vận chuyển hiện tại từ các cảng Việt Nam đến các điểm đến chính ở Ấn Độ, Châu  u và Bắc Mỹ giảm đã giảm nhẹ là tín hiệu tích cực cho bức tranh xuất khẩu nửa cuối năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng giảm này sẽ khó kéo dài đến cuối năm do nguồn cung từ các đội tàu trên toàn thế giới vẫn chứ thể bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt trong dịp cuối năm.