Tin tức / Thông tin về sản phẩm
12 Tháng Mười Hai, 2024

PHÂN BIỆT VÁN ÉP NỘI THẤT VÀ VÁN ÉP NGOẠI THẤT

Ván ép là một loại vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng và sản xuất nội thất nhờ vào tính linh hoạt, độ bền và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ván ép đều giống nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện môi trường, ta có thể chia ván ép thành hai loại chính: ván ép nội thất và ván ép ngoại thất.

Sự khác biệt giữa hai loại ván ép này không chỉ nằm ở tính chất mà còn ở cách chúng được sản xuất, loại keo sử dụng và các ứng dụng thực tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về ván ép nội thất và ngoại thất, từ định nghĩa, cấu tạo, đến cách lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn.

1. Ván ép nội thất

Khái niệm

Ván ép nội thất là loại ván ép được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng về nội thất – những thiết bị, đồ vật được sử dụng ở trong nhà. Môi trường nội thất được hiểu là môi trường bên trong phạm vi của ngôi nhà, có điều kiện ổn định về nhiệt độ, độ ẩm và gần như không chịu tác động của các yếu tố thời tiết từ bên ngoài. Các thiết bị nội thất có thể kể đến là: giường, tủ, bàn ghế, kệ, vách,…

Cấu tạo và loại keo sử dụng

  • Các loại keo phổ biến: Ván ép nội thất sử dụng keo Urea Formaldehyde (UF). Loại keo này không có khả năng chống nước nhưng lại phù hợp với các điều kiện trong nhà, nơi độ ẩm thấp và không có tác động trực tiếp từ môi trường ngoài trời. Ưu điểm lớn nhất của keo UF là giá thành thấp, giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, với những vị trí trong nhà đặc thù như nhà bếp, phòng tắm, phòng xông hơi thường có độ ẩm, nhiệt độ cao hoặc thay đổi liên tục, người ta sẽ sử dụng dòng keo Melamine Formaldehyde (MF), đây là dòng keo có tính chịu nước, thời gian chịu đun sôi trong nước lên tới 20 giờ.
  • Cấu tạo: Ván ép nội thất thường được làm từ các loại gỗ phổ biến như bạch đàn, cao su, keo,… với bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng xử lý để sơn, phủ veneer hoặc dán laminate.

Ứng dụng

  • Đồ nội thất: Tủ quần áo, bàn ghế, giá sách, giường ngủ,…

  • Vật liệu trang trí: Lớp phủ tường, trần nhà, hoặc làm nền cho các bề mặt sơn, dán.
  • Lớp nền sàn gỗ: Được sử dụng làm lớp lót bên dưới sàn nhà.

2. Ván ép ngoại thất

Khái niệm

Ván ép ngoại thất là loại ván được sản xuất để chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt, như độ ẩm cao, mưa, và ánh sáng mặt trời. Loại ván ép này có thể được sử dụng cho cả các ứng dụng trong nhà và ngoài trời. Ván ép ngoại thất còn có tên khác là ván ép biển, ván ép hàng hải, tên quốc tế là Marine Plywood do dòng hàng này thường được sử dụng trên những con tàu biển.

Cấu tạo và loại keo sử dụng

  • Keo được sử dụng: Sử dụng các loại keo chống nước như Melamine Formaldehyde (MF) hoặc phổ biến hơn là Phenol Formaldehyde (PF). Đây các loại keo có khả năng chống nước vượt trội, tạo liên kết bền chặt giữa các lớp gỗ và không bị phân rã khi gặp độ ẩm hoặc nước…Để hiểu rõ vai trò của keo trong ván ép công nghiệp, bạn có thể tìm đọc thêm tại đây (đoạn này chèn link bài viết về keo)
  • Cấu tạo: Ván ép ngoại thất thường sử dụng gỗ cứng như bạch đàn, keo, hoặc thông. Bề mặt ván ép ngoại thất không yêu cầu quá nhẵn mịn vì thường dùng trong các ứng dụng chịu lực hoặc làm lớp nền.

Ứng dụng

  • Ngoài trời: Làm vách che, tấm ốp tường, sàn ngoài trời, hoặc lớp phủ cho các công trình xây dựng.

  • Khu vực ẩm ướt: Phòng tắm, nhà bếp, hoặc các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

  • Đồ nội thất ngoài trời: Bàn ghế sân vườn, ghế công viên, hoặc các sản phẩm gỗ ngoài trời.

3. Lưu ý khi lựa chọn ván ép

  • Xác định mục đích sử dụng: Nếu bạn cần ván ép cho các công trình ngoài trời hoặc khu vực ẩm ướt, có sự thay đổi liên tục các điều kiện về nhiệt độ hay các yếu tố thời tiết khác, hãy chọn ván ép ngoại thất. Ngược lại, các ứng dụng trong nhà không tiếp xúc với nước có thể sử dụng ván ép nội thất để tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm tra thương hiệu vá nhãn mác: Ván ép được sản xuất phổ biến nên hiện nay có rất nhiều đơn vị đang bán sản phẩm này. Bạn cần phải kiểm tra kỹ thương hiệu, nhãn mác, thông số của tấm ván để đảm bảo mục đích sử dụng cũng như những vấn đề liên quan đến bảo hành.
  • Xử lý bề mặt: Dù là ván ép ngoại thất, bạn vẫn nên sơn hoặc phủ thêm một lớp bảo vệ để gia tăng tuổi thọ, đặc biệt khi tiếp xúc trực tiếp với nước và ánh nắng.

4. Kết luận

Hiểu rõ sự khác biệt giữa ván ép nội thất và ván ép ngoại thất là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng và độ bền của sản phẩm. Ván ép nội thất phù hợp với các ứng dụng trong nhà với yêu cầu thẩm mỹ cao, trong khi ván ép ngoại thất lại lý tưởng cho các công trình chịu tác động từ môi trường bên ngoài.

Hãy liên hệ với AMC Việt Nam để được tư vấn và cung cấp các sản phẩm ván ép chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của bạn. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho các dự án của bạn!